Mục lục bài viết

1. Giới thiệu

Theo Điều 656 Bộ luật Dân sự năm 2015, sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây:

  • Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;
  • Cách thức phân chia di sản.

Khoản 1 Điều 659 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định về việc phân chia di sản thừa kế theo di chúc như sau: Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Theo đó, trong trường hợp cùng hưởng di sản thừa kế theo di chúc nhưng người để lại di chúc không xác định rõ phần của từng người thì khi đó những người thừa kế di sản có thể chia đều hoặc thỏa thuận với nhau về việc phân chia di sản thừa kế. 

Khoản 2 Điều 660 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật như sau: Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia. Theo đó, trong trường hợp chia di sản thừa kế theo pháp luật, những người cùng hàng thừa kế có thể thỏa thuận với nhau về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật.

Như vậy, cả trường hợp thừa kế theo di chúc hay thừa kế theo pháp luật, các đồng thừa kế đều có thể thỏa thuận với nhau về việc phân chia tài sản thừa kế. 

2. Nội dung chính của văn bản thỏa thuận

Đối tượng của văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế: 

  • Tài sản riêng của người chết;
  • Tài sản của người chết trong khối tài sản chung hợp nhất của vợ chồng;
  • Tài sản của người chết trong khối tài sản chung theo phần với người khác.

Thỏa thuận về việc phân chia di sản thừa kế: Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.

3. Lưu ý khi lập văn bản thỏa thuận

Theo khoản 4 Điều 57 Luật Công chứng năm 2014, văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản. 

Việc công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế được quy định tại Điều 57 Luật Công chứng năm 2014 như sau: 

– Quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế:

  • Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.
  • Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác. 

– Một số giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng:

  • Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có các giấy tờ sau: Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất; Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó. 
  • Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. 
  • Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.

Như vậy, để đảm bảo hiệu lực về mặt pháp lý của văn bản Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế thì các đồng thừa kế nên thực hiện việc công chứng.

Việc công chứng văn bản thỏa thuận này là điều cần thiết để làm căn cứ giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra sau này về vấn đề phân chia di sản thừa kế. Đồng thời, để đảm bảo tính pháp lý cao nhất, văn bản này nên được thực hiện công chứng tại văn phòng công chứng hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 

Tuy nhiên, một điểm khác cần lưu ý là văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế có thể bị vô hiệu. Việc này có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau đây: 

  • Vi phạm nguyên tắc giao kết;
  • Người thừa kế hưởng quyền nhưng không thực hiện nghĩa vụ như đã thỏa thuận thì tranh chấp sẽ xảy ra;
  • Việc không đúng, không đủ người thừa kế cũng như những người tham gia thỏa thuận phân chia di sản thừa kế cũng dẫn đến hậu quả văn bản vô hiệu;
  • Người quản lý tài sản của người vắng mặt hoặc mất tích mặc dù không có quyền đại diện cho người vắng mặt hoặc mất tích trong việc phân chia di sản mà người sau này có quyền hưởng nhưng vẫn tham gia vào việc phân chia di sản dẫn đến văn bản thỏa thuận vô hiệu;
  • Vi phạm các quy định của pháp luật về việc đại diện và vì lợi ích của người chưa thành niên, của người được giám hộ;
  • Người được ủy quyền vượt quá phạm vi ủy quyền và vi phạm lợi ích của người ủy quyền;
  • Vi phạm quyền của người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc;
  • Những người thừa kế không thống nhất cách hiểu về nội dung di chúc và khởi kiện ra Tòa án để phân chia di sản;
  • Xác định không đúng, không đủ khối tài sản chia và phần được chia của mỗi người;
  • Thỏa thuận phân chia vượt quá phần tài sản có quyền thỏa thuận phân chia;
  • Phân chia di sản không thể thỏa thuận phân chia hoặc bị hạn chế phân chia.

Trong trường hợp những người thừa kế không thể thỏa thuận được về việc phân chia di sản thì họ có thể khởi kiện ra Tòa án để Tòa án phân chia di sản. Tòa án là cơ quan có thẩm quyền tuyên văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế vô hiệu.

4. Mẫu văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (tham khảo)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 

VĂN BẢN THỎA THUẬN PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ

Hôm nay, ngày … tháng … năm …, tại……………………………………………………………………..

Chúng tôi gồm có: 

1. Ông (bà): ………………………………………………………………………………………………………..

Sinh ngày: ………………………..                            Giới tính: ………………………………………….

Căn cước công dân số: …………………………………………………………………………………………

Cấp ngày: ……………………. tại …………………………………………………………………………………

Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ liên hệ: ……………………………………………………………………………………………………..

2. Ông (bà): ………………………………………………………………………………………………………….

Sinh ngày: …………………………                            Giới tính: …………………………………………..

Căn cước công dân số: …………………………………………………………………………………………..

Cấp ngày: ………………………. tại ………………………………………………………………………………..

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ liên hệ: …………………………………………………………………………………………………………

Chúng tôi là những người thừa kế theo …………… của ông/bà ………….. chết ngày … tháng … năm … theo Giấy chứng tử số …………, quyển số: ………. do Ủy ban nhân dân ……….. cấp ngày …………

Chúng tôi thỏa thuận về việc phân chia di sản thừa kế của ông/bà để lại như sau: 

1. …………………………………………………………………………………………………………………………….

2. ……………………………………………………………………………………………………………………………..

Chúng tôi xin cam đoan: 

– Những thông tin đã ghi trong Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế này là đúng sự thật;

– Ngoài chúng tôi ra, ông/bà không còn người thừa kế nào khác;

– Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế này do chúng tôi tự nguyện lập và việc phân chia di sản thừa kế đã nêu trên không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

Những người thừa kế 

(Ký và ghi rõ họ tên)

=> File tải xuống Mẫu văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết của Luật Minh Khuê liên quan đến vấn đề: Mẫu văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Mọi thắc mắc chưa rõ hay có nhu cầu hỗ trợ vấn đề pháp lý khác, quý khách vui lòng liên hệ với bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua hotline 1900.6162 hoặc gửi yêu cầu tư vấn qua email: lienhe@luatminhkhue.vn để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời. Xin trân trọng cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm và theo dõi bài viết của Luật Minh Khuê.

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Tìm kiếm