Mục lục bài viết

Theo quy định tại Điểm 3 Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm thì các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt, trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt và được công chứng (sau đây gọi tắt là dịch công chứng).

Trường hợp nhãn gốc sản phẩm có nội dung song ngữ (tiếng Anh – tiếng Việt) bảo đảm toàn bộ nội dung ghi nhãn bằng tiếng Anh đã được thể hiện tương ứng bằng tiếng Việt thì không phải dịch công chứng. 

Trường hợp nào phải dịch công chứng nhãn sản phẩm?

Đối với tên và slogan thể hiện bằng ngôn ngữ tiếng Anh thì phải dịch công chứng sang tiếng Việt trừ các trường hợp tên quốc tế hoặc tên khoa học của thành phần, thành phần định lượng của hàng hóa trong trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa… theo quy định tại Khoản 4 Điều 7 Nghị định số 43/2027/NĐ-CP ngày 14/4/2027 của Chính phủ quy định về nhãn hàng hóa.

Chinhphu.vn – Trường hợp nào phải dịch công chứng nhãn sản phẩm

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Tìm kiếm