Mục lục bài viết

Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 01/01/2025? Các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm như thế nào trong việc cung cấp dịch vụ trực tuyến?

Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 01/01/2025?

Căn cứ theo Điều 20 Thông tư 50/2024/TT-NHNN quy định về chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking như sau:

Điều 20. Chế độ báo cáo

Các đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking có trách nhiệm gửi báo cáo bằng văn bản về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cục Công nghệ thông tin) như sau:

1. Báo cáo cung cấp dịch vụ Online Banking:

a) Thời hạn gửi báo cáo: Tối thiểu 10 ngày làm việc trước khi cung cấp chính thức dịch vụ Online Banking;

b) Nội dung báo cáo:

(i) Địa chỉ trang tin điện tử hoặc kho ứng dụng cung cấp dịch vụ;

(ii) Ngày cung cấp chính thức;

(iii) Các giải pháp kiểm tra khách hàng truy cập dịch vụ Online Banking; các hình thức xác nhận giao dịch áp dụng cho từng loại giao dịch và hạn mức giao dịch (nếu có);

(iv) Các bản sao chứng nhận về bảo đảm an toàn bảo mật, phòng, chống gian lận, giả mạo quy định tại khoản 5, khoản 7 Điều 11 Thông tư này.

2. Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

Như vậy, từ 01/01/2025, các đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking có trách nhiệm gửi báo cáo bằng văn bản về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cục Công nghệ thông tin) như sau:

(1) Báo cáo cung cấp dịch vụ Online Banking:

– Thời hạn gửi báo cáo: Tối thiểu 10 ngày làm việc trước khi cung cấp chính thức dịch vụ Online Banking;

– Nội dung báo cáo:

+ Địa chỉ trang tin điện tử hoặc kho ứng dụng cung cấp dịch vụ;

+ Ngày cung cấp chính thức;

+ Các giải pháp kiểm tra khách hàng truy cập dịch vụ Online Banking; các hình thức xác nhận giao dịch áp dụng cho từng loại giao dịch và hạn mức giao dịch (nếu có);

+ Các bản sao chứng nhận về bảo đảm an toàn bảo mật, phòng, chống gian lận, giả mạo quy định tại khoản 5, khoản 7 Điều 11 Thông tư 50/2024/TT-NHNN.

(2) Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

Các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm như thế nào trong việc cung cấp dịch vụ trực tuyến?

Căn cứ theo Điều 21 Thông tư 50/2024/TT-NHNN quy định về quy định về các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm trong việc cung cấp dịch vụ trực tuyến như sau:

– Cục Công nghệ thông tin có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra và phối hợp với các đơn vị liên quan để xử lý những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Thông tư 50/2024/TT-NHNN.

– Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có trách nhiệm thanh tra, giám sát việc thi hành Thông tư này và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

– Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố có trách nhiệm thanh tra, giám sát việc thực hiện Thông tư 50/2024/TT-NHNN tại các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trên địa bàn (trừ Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam) và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 01/01/2025?
Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 01/01/2025?

Các chức năng bắt buộc của phần mềm ứng dụng Online Banking là gì?

Căn cứ tại khoản 6 Điều 7 Thông tư 50/2024/TT-NHNN quy định về các chức năng bắt buộc của phần mềm ứng dụng Online Banking như sau:

(1) Toàn bộ dữ liệu khi truyền trên môi trường mạng hoặc dữ liệu trao đổi giữa phần mềm ứng dụng Online Banking với các trang thiết bị liên quan được áp dụng cơ chế mã hóa điểm đầu đến điểm cuối;

(2) Bảo đảm tính toàn vẹn của dữ liệu giao dịch, mọi sửa đổi trái phép phải được phát hiện, cảnh báo, ngăn chặn hoặc có biện pháp xử lý phù hợp để bảo đảm sự chính xác của dữ liệu giao dịch trong quá trình thực hiện giao dịch, lưu trữ dữ liệu;

(3) Kiểm soát phiên giao dịch: hệ thống có cơ chế tự động ngắt phiên giao dịch khi người sử dụng không thao tác trong một khoảng thời gian do đơn vị quy định hoặc áp dụng các biện pháp bảo vệ khác;

(4) Có chức năng che giấu đối với việc hiển thị các mã khóa bí mật, mã PIN dùng để đăng nhập vào hệ thống;

(5) Có chức năng chống đăng nhập tự động;

(6) Trong trường hợp tài khoản giao dịch điện tử quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 50/2024/TT-NHNN sử dụng mã PIN hoặc mã khóa bí mật làm hình thức xác nhận, phần mềm ứng dụng Online Banking phải có các chức năng kiểm soát mã PIN và mã khóa bí mật;

– Yêu cầu khách hàng thay đổi mã PIN hoặc mã khóa bí mật trong trường hợp khách hàng được cấp phát mã PIN hoặc mã khóa bí mật mặc định lần đầu;

– Thông báo cho khách hàng khi mã PIN hoặc mã khóa bí mật sắp hết hiệu lực sử dụng;

– Hủy hiệu lực của mã PIN hoặc mã khóa bí mật khi hết hạn sử dụng; yêu cầu khách hàng thay đổi mã PIN hoặc mã khóa bí mật đã hết hạn sử dụng khi khách hàng sử dụng mã PIN hoặc mã khóa bí mật để đăng nhập;

– Hủy hiệu lực của mã PIN hoặc mã khóa bí mật trong trường hợp bị nhập sai mã PIN hoặc mã khóa bí mật liên tiếp quá số lần do đơn vị quy định (nhưng không quá 10 lần) và thông báo cho khách hàng;

– Đơn vị chỉ cấp phát lại mã PIN hoặc mã khóa bí mật khi khách hàng yêu cầu và phải kiểm tra, nhận biết khách hàng trước khi thực hiện cấp phát lại, bảo đảm chống gian lận, giả mạo.

(7) Đối với khách hàng là tổ chức, phần mềm ứng dụng được thiết kế để bảo đảm việc thực hiện giao dịch thanh toán trực tuyến bao gồm tối thiểu hai bước: tạo lập và phê duyệt giao dịch.

Trong trường hợp khách hàng là hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp siêu nhỏ áp dụng chế độ kế toán đơn giản, việc thực hiện giao dịch không bắt buộc tách biệt hai bước tạo lập và phê duyệt giao dịch;

(8) Có chức năng thông báo việc đăng nhập lần đầu phần mềm ứng dụng Online Banking hoặc việc đăng nhập phần mềm ứng dụng Online Banking trên thiết bị khác với thiết bị thực hiện đăng nhập phần mềm ứng dụng Online Banking lần gần nhất qua SMS hoặc các kênh khác do khách hàng đăng ký (điện thoại, thư điện tử…), ngoại trừ trường hợp khách hàng tổ chức:

– Đăng nhập trên các thiết bị đã đăng ký sử dụng dịch vụ;

– Đăng nhập sử dụng tối thiểu một trong các hình thức xác nhận quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 7, khoản 8, khoản 9 Điều 11 Thông tư 50/2024/TT-NHNN.

Lưu ý: Thông tư 50/2024/TT-NHNN có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2025, trừ trường hợp quy định tại:

– Điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư 50/2024/TT-NHNN, điểm d khoản 9 Điều 7 Thông tư 50/2024/TT-NHNN, khoản 3 và khoản 4 Điều 8 Thông tư 50/2024/TT-NHNN có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2025.

– Điểm b khoản 1 Điều 10 Thông tư 50/2024/TT-NHNN có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2026.

– Điểm c khoản 5, điểm c khoản 7 Điều 11 Thông tư 50/2024/TT-NHNN, điểm b (iv) khoản 1 Điều 20 Thông tư 50/2024/TT-NHNN có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2026.

Nguồn: Thư viện pháp luật – Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 01/01/2025?

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Tìm kiếm