Mục lục bài viết

Nhà đất đang thế chấp có được sang tên Sổ đỏ?

Theo đó, việc sang tên nhà đất đang thế chấp thuộc vào 2 trường hợp sau đây:

(i) Trường hợp 1: Chuyển nhượng, tặng cho nhà đất

Căn cứ khoản 8 Điều 320khoản 5 Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015, bên thế chấp không được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp bên nhận thế chấp đồng ý. Do đó, không phải lúc nào ngân hàng cũng đồng ý cho chuyển nhượng, tặng cho nhà đất đang là tài sản thế chấp.

Xem thêm >>>Bốn loại đất vi phạm sẽ xét cấp sổ đỏ

(ii) Trường hợp 2: Thừa kế nhà đất

Theo khoản 3 Điều 133 Luật Đất đai 2024, trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất phải đăng ký biến động trong thời hạn không quá 30 ngày, tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế.

Như vậy, khi nhà đất đang thế chấp tại ngân hàng mà người thế chấp chết thì người nhận thừa kế vẫn được sang tên và có nghĩa vụ trả nợ trong phạm vi di sản do người chết để lại.

Ngoài ra, tại Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được quy định như sau:

– Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.

– Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Sau khi được sang tết Sổ đỏ thì người được sang tên phải sử dụng đất như thế nào?

Căn cứ Điều 5 Luật Đất đai 2024, người sử dụng đất có trách nhiệm sử dụng đất theo nguyên tắc sử dụng đất như sau:

(i) Đúng mục đích sử dụng đất.

(ii) Bền vững, tiết kiệm, có hiệu quả đối với đất đai và tài nguyên trên bề mặt, trong lòng đất.

(iii) Bảo vệ đất, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, không được lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học làm ô nhiễm, thoái hóa đất.

(iv) Thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 2024 và quy định khác của pháp luật có liên quan; không xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất liền kề và xung quanh.

3. Người sử dụng đất có những nghĩa vụ chung nào?

Căn cứ Điều 31 Luật Đất đai 2024, nghĩa vụ chung của người sử dụng đất được quy định như sau:

(i) Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân thủ quy định khác của pháp luật có liên quan.

(ii) Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; thực hiện đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

(iii) Thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định của pháp luật.

(iv) Thực hiện biện pháp bảo vệ đất; xử lý, cải tạo và phục hồi đất đối với khu vực đất bị ô nhiễm, thoái hóa do mình gây ra.

(v) Tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến tài sản và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.

(vi) Tuân thủ quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất.

(vii) Bàn giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất theo quy định của pháp luật.

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Tìm kiếm