Phân biệt việc dân sự và vụ án dân sự, đương sự trong việc dân sự và vụ án dân sự được quy định thế nào?

Mục lục bài viết

Dân sự hay pháp luật dân sự là quan hệ hoặc giao dịch được phát sinh giữa cá nhân, pháp nhân với nhau về tài sản, nhân thân, hôn nhân…Vậy Phân biệt việc dân sự và vụ án dân sự? Đương sự trong việc dân sự và vụ án dân sự được quy định thế nào?

1. Phân biệt việc dân sự và vụ án dân sự?

Việc dân sự và vụ án dân sự có thể phân biệt dựa trên một số tiêu chí như sau:

STTTiêu chíVụ án dân sựViệc dân sự
1Căn cứ pháp lýBộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
2Định nghĩaLà các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động được Tòa án giải quyết thông qua thủ tục khởi kiệnLà các yêu cầu dân sự, hôn nhân và gai đình, kinh doanh, thương mại, lao động được Tòa án giải quyết thông qua thủ tục yêu cầu
3Bản chấtCó tranh chấp xảy raKhông có tranh chấp xảy ra
4Hình thức giải quyếtKhởi kiện tại Tòa ánYêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một yêu cầu làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự
5Cách thức Tòa án giải quyếtXét xử theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.Xác minh, ra quyết định, tuyên bố
6Thành phần giải quyết– Sơ thẩm vụ án dân sự: 01 Thẩm phán, 02 Hội thẩm nhân dân;
– Trường hợp đặc biệt: 02 thẩm phán và 03 Hội thẩm nhân dân;
– Phúc thẩm vụ án dân sự: 03 Thẩm phán.
– 03 Thẩm phán: Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính; về hôn nhân và gia đình; về kinh doanh, thương mại… của Tòa án nước ngoài
– 01 Thẩm phán: Các trường hợp còn lại;- Yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết tranh chấp được thực hiện theo quy định về Trọng tài thương mại.
7Trình tự giải quyết– Trình tự chặt chẽ, thủ tục nhiều, phức tạp
– Mở phiên tòa
– Trình tự giải quyết đơn giản hơn
– Phải mở phiên họp
8Kết quảBản ánQuyết định
9Đương sựNguyên đơn, bị đơn, người có quyền và nghĩa vụ liên quanNgười yêu cầu, người có quyền và nghĩa vụ liên quan
10Phí, lệ phí (Nghị quyết 326 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội)* Án phí dân sự sơ thẩm:
– Tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch: 300.000 đồng;
– Tranh chấp kinh doanh, thương mại không có giá ngạch: 03 triệu đồng;
– Với các tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch: căn cứ vào giá trị của giá trị tài sản tranh chấp…* Án phí dân sự phúc thẩm:
– Với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động: 300.000 đồng;
– Tranh chấp về kinh doanh, thương mại: 02 triệu đồng.
Lê phí giải quyết việc dân sự: 300.000 đồng
11Thời hiệu (Điều 154 Bộ luật dân sự năm 2015)Tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm trừ trường hợp pháp luật có quy định khácTính từ ngày phát sinh quyền yêu cầu trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
12Nội dung chínhTranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao độngYêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động
Phân biệt việc dân sự và vụ án dân sự?
Phân biệt việc dân sự và vụ án dân sự?

2. Đương sự trong việc dân sự và vụ án dân sự được quy định thế nào mới nhất 2025?

2.1. Đương sự là gì?

Đương sự là thuật ngữ pháp lý dùng để chỉ các bên tham gia vào một vụ việc, vụ án trong hệ thống pháp luật.

  • (1) Trong tố tụng dân sự, đương sự được quy định tại khoản 1 Điều 68 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, cụ thể:
    • Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
    • Đương sự trong việc dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
  • (2) Trong tố tụng hình sự, đương sự được quy định tại điểm g khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 như sau:

Đương sự gồm nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.

  • (3) Trong tố tụng hành chính, đương sự được quy định tại khoản 7 Điều 3 Luật Tố tụng Hành chính 2015 như sau:

Đương sự bao gồm người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

2.2. Đương sự trong việc dân sự và vụ án dân sự gồm những ai?

Căn cứ quy định tại Điều 68 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 như sau:

Điều 68. Đương sự trong vụ việc dân sự

“1. Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Đương sự trong việc dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

…………….”

Như vậy, đương sự trong việc dân sự và vụ án dân sự gồm:

  • Đương sự trong vụ án dân sự: là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
  • Đương sự trong việc dân sự: là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Đương sự trong việc dân sự và vụ án dân sự được quy định thế nào?
Đương sự trong việc dân sự và vụ án dân sự được quy định thế nào?

3. Xác định tư cách của đương sự trong tố tụng như thế nào?

Theo quy định tại Điều 68 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về đương sự trong vụ việc nhân sự như sau:

  • Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.
  • Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.
  • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
  • Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là người yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý làm căn cứ phát sinh quyền, nghĩa vụ về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; yêu cầu Tòa án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
  • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự là người tuy không yêu cầu giải quyết việc dân sự nhưng việc giải quyết việc dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc đương sự trong việc dân sự đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Tìm kiếm