Quy trình giải quyết tố cáo chuẩn quy định 

Mục lục bài viết

Quy trình giải quyết tố cáo chuẩn quy định giúp đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan. Quy trình này được thực hiện theo các bước cụ thể, từ tiếp nhận, xác minh nội dung tố cáo đến kết luận và xử lý kết quả. Việc tuân thủ đúng quy định giúp nâng cao tính minh bạch, công bằng và hiệu quả trong công tác giải quyết tố cáo

1. Quy trình giải quyết tố cáo chuẩn quy định

Căn cứ các Điều 28, 29, 30, 35 và 36 Luật Tố cáo 2018, trình tự giải quyết tố cáo được thực hiện theo 04 bước cơ bản sau đây:

  • Bước 1: Thụ lý tố cáo
    • Quyết định thụ lý tố cáo được ban hành khi có đủ các điều kiện sau đây:
    • Tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 23 Luật Tố cáo 2018;
    • Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật;
    • Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo;
    • Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật.

Trường hợp tố cáo xuất phát từ vụ việc khiếu nại đã được giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật nhưng người khiếu nại không đồng ý mà chuyển sang tố cáo người đã giải quyết khiếu nại thì chỉ thụ lý tố cáo khi người tố cáo cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ để xác định người giải quyết khiếu nại có hành vi vi phạm pháp luật.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thông báo cho người tố cáo và thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo biết.

  • Bước 2: Xác minh nội dung tố cáo

Người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quan thanh tra cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh nội dung tố cáo (gọi chung là người xác minh nội dung tố cáo). Việc giao xác minh nội dung tố cáo phải thực hiện bằng văn bản.

Người xác minh nội dung tố cáo phải tiến hành các biện pháp cần thiết để thu thập thông tin, tài liệu, làm rõ nội dung tố cáo. Thông tin, tài liệu thu thập phải được ghi chép thành văn bản, khi cần thiết thì lập thành biên bản, được lưu giữ trong hồ sơ vụ việc tố cáo.

Trong quá trình xác minh, người xác minh nội dung tố cáo phải tạo điều kiện để người bị tố cáo giải trình, đưa ra các chứng cứ để chứng minh tính đúng, sai của nội dung cần xác minh.

Người xác minh nội dung tố cáo được thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo phân công của người giải quyết tố cáo.

Kết thúc việc xác minh nội dung tố cáo, người được giao xác minh phải có văn bản báo cáo người giải quyết tố cáo về kết quả xác minh nội dung tố cáo và kiến nghị biện pháp xử lý.

  • Bước 3: Kết luận nội dung tố cáo

Căn cứ vào nội dung tố cáo, giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan, người giải quyết tố cáo ban hành kết luận nội dung tố cáo.

Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo gửi kết luận nội dung tố cáo đến người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; thông báo về kết luận nội dung tố cáo đến người tố cáo.

  • Bước 4: Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo

Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo căn cứ vào kết luận nội dung tố cáo tiến hành việc xử lý như sau:

  • Trường hợp kết luận người bị tố cáo không vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố cáo không đúng sự thật gây ra, đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật;
  • Trường hợp kết luận người bị tố cáo vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
  • Trường hợp hành vi vi phạm của người bị tố cáo có dấu hiệu của tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc đến Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả xử lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý kiến nghị trong kết luận nội dung tố cáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người giải quyết tố cáo về kết quả xử lý.

Quy trinh giải quyết tố cáo chuẩn quy định mới nhất 2025
Quy trinh giải quyết tố cáo chuẩn quy định

2. Mẫu đơn tố cáo chuẩn quy định và hướng dẫn viết

Mẫu đơn tố cáo có thể áp dụng trong nhiều trường hợp tố cáo có nội dung như sau:

TẢI VỀ

Hướng dẫn chi tiết cách viết đơn tố cáo:

1. Quốc hiệu và tiêu ngữ (bắt buộc)

  • Viết in hoa, căn giữa trang.
  • CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (dòng đầu, in đậm).
  • Độc lập – Tự do – Hạnh phúc (dòng thứ hai, có gạch ngang giữa các cụm từ).

2. Tiêu đề đơn (bắt buộc): Viết chữ ĐƠN TỐ CÁO in hoa, căn giữa trang.

3. Phần kính gửi: Ghi rõ cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn tố cáo (Công an, Viện kiểm sát, UBND…).

4. Thông tin người tố cáo

  • Họ và tên: Ghi đầy đủ họ tên theo giấy tờ tùy thân.
  • Ngày sinh: Ghi rõ ngày, tháng, năm sinh.
  • CCCD/thẻ Căn cước số: Ghi số thẻ căn cước hoặc CMND.
  • Ngày cấp, nơi cấp: Ghi đúng theo thông tin trên thẻ.
  • Hộ khẩu thường trú: Ghi đúng theo sổ hộ khẩu.
  • Chỗ ở hiện tại: Nếu khác với hộ khẩu thì ghi rõ địa chỉ đang sinh sống.
  • Số điện thoại liên hệ: Ghi số điện thoại chính xác để cơ quan chức năng liên hệ khi cần.

5. Thông tin người bị tố cáo: Ghi đầy đủ thông tin của người bị tố cáo tương tự phần thông tin người tố cáo.

6. Nội dung tố cáo

  • Mô tả rõ ràng, chi tiết về hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo.
  • Trình bày cụ thể sự việc: thời gian, địa điểm, cách thức vi phạm, hậu quả xảy ra.
  • Nếu có bằng chứng, nhân chứng, cần ghi rõ hoặc liệt kê các tài liệu kèm theo.

7. Cam kết và đề nghị giải quyết

  • Xác nhận nội dung tố cáo là đúng sự thật.
  • Đề nghị cơ quan chức năng xem xét, xử lý theo đúng quy định pháp luật.
  • Thể hiện mong muốn nhận được sự phản hồi từ cơ quan có thẩm quyền.

8. Ngày tháng năm viết đơn: Ghi rõ địa điểm, ngày tháng năm lập đơn.

9. Chữ ký người tố cáo: Người tố cáo ký và ghi rõ họ tên ở cuối đơn.

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Tìm kiếm