Tội đe dọa giết người là một hành vi nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ cao dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng hơn nếu không được ngăn chặn và xử lý kịp thời. Vậy, mức xử lý hình sự mới nhất áp đối với tội đe dọa giết người là bao nhiêu và những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến quyết định của Tòa án?
Tội đe dọa giết người là gì?
Tội đe dọa giết người được quy định tại Điều 133 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Đây là hành vi đe dọa tước đoạt tính mạng người khác, khiến người bị đe dọa có căn cứ lo sợ rằng lời đe dọa sẽ được thực hiện.
- Phạt cải tạo không giam giữ tối đa 3 năm, hoặc
- Phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
- Đe dọa từ 2 người trở lên,
- Lợi dụng chức vụ hoặc quyền hạn để đe dọa,
- Đe dọa người đang làm nhiệm vụ công vụ hoặc vì lý do liên quan đến công vụ,
- Đe dọa người dưới 16 tuổi,
- Hoặc dùng hành vi đe dọa để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.
Quy định về việc áp dụng tội đe dọa giết người
Khi xét xử tội đe dọa giết người, có thể tham khảo hướng dẫn tại Chương 2 Nghị quyết 04-HĐTPTANDTC/NQ ngày 29/11/1986, với những quy định chính như sau:
- Để kết luận một người phạm tội đe dọa giết người, phải có đủ hai yếu tố quan trọng: một là có hành vi đe dọa giết người thật sự; hai là có căn cứ rõ ràng để người bị đe dọa cảm thấy lo sợ rằng lời đe dọa đó có thể trở thành hiện thực.
- Hành vi đe dọa phải được chứng minh là có thật, ví dụ như nói trực tiếp hoặc công khai rằng sẽ giết người, hoặc giơ súng, dao để đe dọa. Đồng thời, cần xem xét một cách khách quan, toàn diện các yếu tố để xác định liệu người bị đe dọa có thật sự lo sợ hay không, dựa trên các điều kiện như:
- Thời gian xảy ra sự việc;
- Hoàn cảnh cụ thể;
- Địa điểm và diễn biến sự việc;
- Nguyên nhân sâu xa hoặc trực tiếp gây ra hành vi;
- Mối quan hệ giữa người đe dọa và người bị đe dọa (ví dụ về sức khỏe, tuổi tác, trình độ hiểu biết, v.v.).
Nếu trong trường hợp thông thường, người bình thường cũng sẽ cảm thấy lo sợ lời đe dọa đó có thể được thực hiện, thì có thể xem là người bị đe dọa có căn cứ để lo sợ.
- Ngoài ra, nếu cùng với lời đe dọa còn có hành vi chuẩn bị thực hiện giết người, như mài dao, chuẩn bị súng đạn, thì người phạm tội sẽ bị xử lý theo tội giết người ở giai đoạn chuẩn bị. Nếu sau khi đe dọa, người đó thực sự giết người bị đe dọa thì sẽ bị xử lý về tội giết người.
- Trong trường hợp đe dọa giết người nhằm chống lại người thi hành công vụ, thì sẽ xử lý theo tội chống người thi hành công vụ, chứ không áp dụng tội đe dọa giết người.
Khủng bố tinh thần bị khép tội gì? Có thể cấu thành tội de dọa giết người không?
Hành vi “khủng bố tinh thần” không được định danh cụ thể trong Bộ luật Hình sự Việt Nam, nhưng tùy theo tính chất và mức độ, có thể bị xử lý theo các tội danh khác nhau. Nếu hành vi khủng bố tinh thần bao gồm việc đe dọa giết người và có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa sẽ được thực hiện, thì có thể cấu thành tội “Đe dọa giết người” theo Điều 133 Bộ luật Hình sự 2015. Mức phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm, và nếu phạm tội đối với 2 người trở lên hoặc có các tình tiết tăng nặng khác, mức phạt có thể từ 2 năm đến 7 năm tù.