Tội mua bán hóa đơn phạt tù đến 5 năm

Mục lục bài viết

Hành vi mua bán hóa đơn trái phép không chỉ vi phạm pháp luật về thuế mà còn có thể bị xử lý hình sự với mức phạt tù lên đến 5 năm theo quy định mới nhất 

1. Tội mua bán hóa đơn phạt tù đến 5 năm

Tội mua bán trái phép hóa đơn có thể bị phạt tù với mức thấp nhất là 06 tháng và cao nhất là 05 năm.

Căn cứ Điều 203 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi bởi điểm k khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội mua bán trái phép hóa đơn như sau:

Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước

………………………

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Hóa đơn, chứng từ ở dạng phôi từ 100 số trở lên hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 30 số trở lên;

đ) Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;

e) Gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước 100.000.000 đồng trở lên;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

..

Theo đó, tùy vào tính chất, mức độ vi phạm, người phạm tội mua bán trái phép hóa đơn có thể bị phạt tù với mức thấp nhất là 06 tháng và cao nhất là 05 năm.

2. Người mua hóa đơn VAT trái phép bị phạt hành chính như thế nào?

Người mua hóa đơn VAT trái phép bị phạt như thế nào?
Người mua hóa đơn VAT trái phép bị phạt như thế nào?

Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 125/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 102/2021/NĐ-CP, mức xử phạt đối với hành vi cho, bán hóa đơn như sau:

  • Phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 45 triệu đồng đối với hành vi:
    • Cho, bán hóa đơn đặt in chưa phát hành;
    • Cho, bán hóa đơn đặt in của khách hàng đặt in hóa đơn cho tổ chức, cá nhân khác.
  • Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với hành vi cho, bán hóa đơn, trừ các hành vi ở trên.

3. Ai được mua hóa đơn đỏ? Cách mua hóa đơn đặt in của cơ quan Thuế ra sao?

3.1. Ai được mua hóa đơn đỏ?

Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, nhóm đối tượng được mua hóa đơn của cơ quan Thuế bao gồm:

  1. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Trong trường hợp tổ chức, doanh nghiệp không thực hiện giao dịch với cơ quan Thuế bằng phương tiện điện tử, không có phần mềm lập hóa đơn điện tử và truyền dữ liệu hóa đơn đến người mua và Cơ quan thuế.
  2. Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh trong thời gian cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cấp mã hóa đơn của cơ quan thuế gặp sự cố.

Theo đó, chỉ những đối tượng nêu trên mới đủ điện kiện mua hóa đơn được đặt in của cơ quan Thuế, trường hợp các tổ chức, doanh nghiệp cố tình mua vé tại “chợ đen” thì khi bị phát hiện, hóa đơn đỏ này sẽ thuộc trường hợp hóa đơn bất hợp pháp, doanh nghiệp sẽ phải chịu xử phạt nghiêm minh từ các cơ quan có thẩm quyền.

3.2. Cách mua hóa đơn đặt in của cơ quan Thuế ra sao?

Căn cứ tại tiểu mục 5 Mục II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1464/QĐ-BTC năm 2022, Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục đề nghị mua hóa đơn do cơ quan thuế đặt in như sau:

  • Bước 1: Lập hồ sơ

Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế do Cục thuế quản lý; doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ cá nhân kinh doanh, do Chi cục thuế quản lý (Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ cá nhân kinh doanh sau đây được gọi chung là người nộp thuế) thuộc đối tượng được cơ quan thuế bán hóa đơn phải có đơn đề nghị mua hóa đơn (theo Mẫu số 02/ĐN-HĐG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP  ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ) gửi cơ quan thuế khi mua hóa đơn và kèm theo các giấy tờ sau:

Khi đến mua hóa đơn, người nộp thuế mua hóa đơn do cơ quan thuế phát hành phải tự chịu trách nhiệm ghi hoặc đóng dấu: tên, địa chỉ, mã số thuế trên liên 2 của mỗi số hóa đơn trước khi mang ra khỏi cơ quan thuế.

  1. Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân còn trong thời hạn sử dụng theo quy định của pháp luật của người mua hóa đơn;
  2. Người nộp thuế mua hóa đơn lần đầu phải có văn bản cam kết theo Mẫu số 02/CK-HĐG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP về địa chỉ sản xuất, kinh doanh phù hợp với giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo mã số thuế, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền.
  • Bước 2: Cơ quan thuế bán hoá đơn cho người nộp thuế theo tháng:
    • Số lượng hóa đơn bán cho người nộp thuế lần đầu không quá một quyển 50 số cho mỗi loại hóa đơn. Trường hợp chưa hết tháng đã sử dụng hết hóa đơn mua lần đầu, cơ quan thuế căn cứ vào thời gian, số lượng hóa đơn đã sử dụng để quyết định số lượng hóa đơn bán lần tiếp theo;
    • Đối với các lần mua hóa đơn sau, sau khi kiểm tra tình hình sử dụng hóa đơn, tình hình kê khai nộp thuế và đề nghị mua hóa đơn trong đơn đề nghị mua hóa đơn, cơ quan thuế giải quyết bán hóa đơn cho người nộp thuế trong ngày. Số lượng hóa đơn bán cho người nộp thuế không quá số lượng hóa đơn đã sử dụng của tháng mua trước đó;
    • Người nộp thuế thuộc đối tượng mua hóa đơn do cơ quan thuế phát hành chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử thì phải dừng sử dụng hóa đơn mua của cơ quan thuế kể từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Điều 15 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.
  • Bước 3: Thông báo công khai:
    • Hóa đơn do Cục Thuế/Chi cục Thuế đặt in để bán được thông báo công khai trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế và trước khi bán lần đầu Cục Thuế/Chi cục Thuế phải lập thông báo phát hành hóa đơn theo quy định tại Điều 24 Nghị định 123/2020/NĐ-CP đính kèm hóa đơn Mẫu trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế;
    • Nội dung Thông báo phát hành hóa đơn gồm: Tên Cục Thuế phát hành hóa đơn, mã số thuế, địa chỉ, điện thoại, các loại hóa đơn phát hành (tên loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ngày bắt đầu sử dụng, số lượng hóa đơn thông báo phát hành (từ số… đến số…)), tên và mã số thuế của doanh nghiệp in hóa đơn (đối với hóa đơn đặt in); ngày lập Thông báo phát hành, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật và dấu của đơn vị;
    • Hóa đơn mẫu là bản in thể hiện đúng, đủ các tiêu thức trên liên của hóa đơn giao cho người mua loại được phát hành, có số hóa đơn là một dãy các chữ số 0 và in hoặc đóng chữ “Mẫu” trên tờ hóa đơn;
    • Thông báo phát hành hóa đơn gồm cả hóa đơn mẫu phải được niêm yết rõ ràng ngay tại các cơ sở trực thuộc Cục Thuế trong suốt thời gian sử dụng hóa đơn;
    • Trường hợp có sự thay đổi về nội dung đã thông báo phát hành hoặc mẫu hóa đơn Cục Thuế phải thực hiện thủ tục thông báo phát hành mới theo quy định tại Điều 24 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Tìm kiếm