Tội bức tử là tội phạm cấu thành vật chất hay hình thức? Phân tích chi tiết theo luật mới

Mục lục bài viết

Trong hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam, việc phân loại tội phạm dựa trên cấu thành tội phạm là cơ sở quan trọng để xác định trách nhiệm hình sự và mức độ xử lý đối với hành vi vi phạm. Một trong những tội danh đặc biệt nghiêm trọng là tội bức tử, được quy định tại Điều 130 Bộ luật Hình sự 2015. Để hiểu rõ hơn về bản chất pháp lý của tội này, cần phân tích xem tội bức tử thuộc loại cấu thành tội phạm vật chất hay hình thức. 

Tội bức tử là tội phạm cấu thành vật chất hay hình thức? Phân tích chi tiết theo luật mới

Tội bức tử hiện nay đang được pháp luật quy định tại Điều 130 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:

  • (i) Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
  • (ii) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm: Đối với hai người trở lên; Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai.

Theo đó, tội bức tử là tội phạm cấu thành vật chất: bởi vì người phạm tội thực hiện các hành vi đã được nêu ở mặt khách quan phải dẫn đến hậu quả là lại nhân (tức người bị đối xử tàn ác thường xuyên bị ức hiếp, bị ngược đãi bất công hoặc bị làm nhục) sau đó tự làm chấm dứt cuộc sống của chính mình.

Tội bức tử phạt tù, phạt tiền thế nào theo BLHS mới

Người phạm tội bức tử bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 130 Bộ luật hình sự năm 2015 , như sau:

“Điều 130. Tội bức tử

1. Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai.”

Như vậy, có thể hiểu bức tử là hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình. Biểu hiện như: Đánh đập, bỏ đói, bắt nạn nhân làm việc nặng nhọc quá mức cho phép, xúc phạm nghiêm trọng danh dự nạn nhân… Hành vi này thường lặp đi lặp lại nhiều lần, kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc nạn nhân tự sát.

Theo đó, đối với tội bức tử, pháp luật hình sự hiện hành chia thành 2 khung hình phạt, cụ thể quy định tại Điều 130 Bộ luật hình sự năm 2015, như sau:

  • Đối với người phạm tội đã có các dấu hiệu cơ bản để cấu thành tội phạm như: đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát thì có mức phạt từ 02 năm đến 07 năm.
  • Đối với người phạm tội có hành vi bức tử đối với 2 người trở lên và đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai thì có mức phạt từ 05 năm đến 12 năm.

Như vậy, theo quy định của pháp luật hình sự, người phạm tội bức tử có thể bị phạt tối đa lên đến 12 năm.

Cấu thành tội bức tử theo quy định của Bộ luật hình sự

Về mặt khách quan của tội phạm:

  • Về hành vi: Người phạm tội có hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình.
  • Trong đó:
    • Đối xử tàn ác với người lệ thuộc ở đây được hiểu là hành vi của người phạm tội đối xử một cách tàn nhẫn với người lệ thuộc, gây đau khổ về thể xác, tinh thần của người lệ thuộc…
    • Thường xuyên ức hiếp người lệ thuộc ở đây được hiểu là là hành vi của người phạm tội lợi dụng sự lệ thuộc của người bị hại vào mình mà đối xử bất công, xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của người đó một cách trái pháp luật,…
    • Ngược đãi người lệ thuộc ở đây được hiểu là hành vi của người phạm tội đối xử tàn nhẫn, tàn tệ với người lệ thuộc mình,…
    • Làm nhục người lệ thuộc ở đây được hiểu là hành vi của người phạm tội xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người lệ thuộc mình một cách trái pháp luật,…
    • Người lệ thuộc ở đây có thể được hiểu là người lệ thuộc về tài chính, công việc, tôn giáo,…
  • Về mặt hậu quả: Làm cho người bị hại tự sát.
    • Việc người bị hại tự sát mà chết hoặc không chết không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.

Về mặt chủ quan của tội phạm:

  • Về lỗi: Người thực hiện hành vi do lỗi cố ý gián tiếp hoặc do lỗi vô ý.
    • Lỗi cố ý gián tiếp: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình có thể khiến cho người bị hại tự sát, thấy trước hậu quả là người bị hại sẽ tự sát của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.
    • Lỗi vô ý:
      • Lỗi vô ý do quá tự tin: Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể khiến cho người bị hại tự sát nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
      • Lỗi vô ý do quá cẩu thả: Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể khiến cho người bị hại tự sát, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Mặt khách thể của tội phạm:

  • Tội phạm xâm phạm đến mối quan hệ liên quan đến sức khỏe, tính mạng của con người được pháp luật hình sự bảo vệ, quyền được sống của con người được pháp luật bảo vệ.

Về mặt chủ thể của tội phạm:

  • Người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự đầy đủ.
Tội bức tử là tội phạm cấu thành vật chất hay hình thức? Phân tích chi tiết theo luật mới nhất 2025
Tội bức tử là tội phạm cấu thành vật chất hay hình thức? Phân tích chi tiết theo luật mới

Tội bức tử khác tội hành hạ người khác ở dấu hiệu nào? So sánh chi tiết theo luật mới

  • Tội bức tử
    • Hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục là nguyên nhân khiến cho nạn nhân tự sát. Nạn nhân, có thể bằng nhiều cách khác nhau, trực tiếp tức đi mạng sống của chính mình.
    • Hành vi tự sát không nhất thiết phải có hậu quả chết người.
  • Tội hành hạ người khác: Hành vi khách quan không dẫn đến hậu quả làm nạn nhân tự sát.

Lưu ý:

  • Trường hợp nạn nhân không tự mình thực hiện hành vi tước đi mạng sống của chính mình thì không cấu thành tội bức tử.
  • Trường hợp nạn nhân là ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thì cấu thành Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình quy định tại Điều 185 Bộ luật Hình sự.

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Tìm kiếm